Truyền Thừa Tào Động tông

Vấn đề tranh cãi về pháp hệ truyền thừa

Thời Minh, Thanh, có nhiều Thiền sư thuộc hai Tông Lâm TếTào Động quan tâm đến tính chính thống trong pháp hê truyền thừa và bắt đầu khảo cứu, xác định rõ sự truyên thừa các thế hệ của tông phái mình.

Vấn đề về thứ tự pháp hệ của Thiền sư Lộc Môn Tự Giác (?-1117) là vấn đề gây tranh cãi nhất trong pháp hệ của Tông Tào Động. Trong một số bản ghi pháp hệ truyền thừa, Thiền sư Trạm Nhiên Viên Trừng, thiền sư Tào Động thời Minh, thuộc đời pháp thứ 27, nhưng trong bản pháp hệ khác là đời thứ 32. Đối chiếu hai bản pháp hệ truyền thừa này, có thể thấy 5 đời pháp khác nhau, một bản ghi Lộc Môn là đệ tử nối pháp trực tiếp của Phù Dung Đạo Khải, một bản cho rằng Lộc Môn Tự Giác là đệ tử của Thiên Đồng Như Tịnh và đưa ra sự truyền thừa từ Đan Hà Tử Thuần (1064-1119) ( Môn đệ đắc pháp của Phù Dung Đạo Khải) -> Chân Yết Thanh Liễu(1090-1151) -> Đại Hưu Tông Giác(1091-1162) -> Túc Am Trí Giám(1105-1192) -> Thiên Đồng Như Tịnh (1162-1228) -> Lộc Môn Tự Giác (?-1117). Điều này đã tạo ra một cuộc tranh luận lớn về vấn đề pháp hệ Tào Động về 5 thế hệ này vào thế kỷ 17.

Ý kiến Lộc Môn Tự Giác là đệ tử Thiên Đồng Như Tịnh được một số Thiền sư như Vĩnh Giác Nguyên Hiền, Vi Lâm Đạo Bái dòng Tào Động, núi Cổ Sơn ủng hộ.

Phía lập trường khác như của Thiền sư Vị Trung Tịnh Phù, trong cuốn Phật Tổ Biên Thống thì cho rằng vốn có hai người cùng mang hiệu là Lộc Môn, một người là Lộc Môn Tịnh Nhân, đệ tử của Phù Dung Đạo Khải, một là Lộc Môn Tự Giác. , đệ tử nối pháp của Thiên Đồng Như Tịnh, cả hai từng trụ trì tại cùng một ngôi chùa nhưng sống vào thời gian khác nhau. Nhưng thực chất cả hai người vốn chỉ là một Lộc Môn Tự Giác và nối pháp Phù Dung Đạo Khải. Vị Trung cho rằng chính sử liệu về đệ tử đắc pháp của Lộc Môn Tự Giác là Phổ Chiếu Nhất Biện(1081-1149) đã làm sáng tỏ điều này:

Niên hiệu Trịnh Hòa (1111-1118), Phổ Chiếu Nhất Biện tham học với Lộc Môn Tự Giác tại Hương Châu, Lộc Môn Tự Giác khuyến khích sư đến tham vấn với thầy của Lộc Môn là Phù Dung Đạo Giai, Qua thành phố Đặng Châu, Phổ Chiếu đã có cơ hội đến yết kiến Đan Hà Tử Thuần. Từ 1119-1126, Phổ Chiếu trụ trì tại chùa Thiên Ninh, Thanh Châu, sau đó đến trụ trì tại Hoa Nghiêm tự.....Niên hiệu Hoàng Thống (1141 – 1149), Phổ Chiếu soạn hành trạng cuộc đời và viết phó chúc cho môn đệ và đến ngày thứ 20 thì viên tịch.

Suy luận từ sử liệu này, nếu như Lộc Môn Tự Giác là môn đệ của Thiên Đồng Như Tịnh, thì pháp tử của Lộc Môn là Phổ Chiếu phải sống vào khoảng giữa hoặc cuối thế kỷ 13. Vì Thiên Đồng Như Tịnh sống cuối thế kỷ 12 và đầu thế kỷ 13. Theo sử liệu cuộc đời của mình do Phổ Chiếu soạn cho môn đệ trước khi viên tịch, thì Phổ Chiếu từng sống vào đầu hoặc giữa thế kỷ 12, theo như dòng đầu của bản tiểu sử này đề cập. Thì Lộc Môn Tự Giác từng khuyến khích Phổ Chiếu Nhất Biện đến tham học với Phù Dung Đạo Khải, nghĩa là lúc đó Phù Dung vẫn còn sống. Điều này cho thấy rằng Lộc Môn Tự Giác, Phổ Chiếu Nhất Biện, Phù Dung Đạo Khải sống khoảng cùng thời gian này. Vì vậy Vị Trung Tịnh Phù cho rằng Lộc Môn là pháp tử của Phù Dung vì sống cùng một thời gian. Và nếu khảo cứu thêm thời gian của các thế hệ truyền thừa của Phổ Chiếu Nhất Biện-> Đại Minh Tăng Bảo(1114-1171) -> Vương Sơn Tăng Thế -> Tuyết Nham Như Mãn (?-1206)-> Vạn Tùng Hành Tú (1166-1246) ( tác giả Thung Dung Lục, từng là thầy của chính khách đế chế Mông Cổ, Gia Luật Sở Tài) 1190-1243) -> Tuyết Đình Phúc Dụ (1203-1275, từng làm lãnh đạo Phật Giáo, Đạo giáo dưới thời nhà Nguyên) thì càng chứng minh được việc nhận định Lộc Môn Tự Giác là đệ tử của Thiên Đồng Như Tịnh là sai về thời gian, và nếu Lộc Môn là đệ tử của Như Tịnh thì sẽ không xuất hiện các thế hệ sau như Phổ Chiếu Nhất Biện, Đại Minh Tăng Bảo, Vạn Tùng Hành Tú... Nên 5 đời pháp hệ từ Đan Hà Tử Thuần đến Thiên Đồng Như Tịnh là bị thừa và sai, nên được loại bỏ khỏi pháp hệ của Lộc Môn Tự Giác. Lộc Môn Tự Giác là đời thứ 9 Tông Tào Động chứ không phải đời thứ 14. Và nếu sửa chữa sự sai lầm này đối với sự truyền thừa Tào Động tại Việt Nam, thì Thiền sư Thông Giác Thủy NguyệtChân Dung Tông Diễn là đời pháp thứ 31 và 32 chứ không phải đời thứ 36, 37 như Thiền sư Việt Nam của HT Thanh Từ, Kế Đăng Lục của Từ Sơn... nhận định.

Truyền Thừa Tại Trung Quốc

1/ Thiền Sư Động Sơn Lương Giới 洞山良价 (807-869)

2/ Thiền Sư Tào Sơn Bản Tịch 曹山本寂 (840-901)

3/ Thiền Sư Tào Sơn Huệ Hà4/ Thiền Sư Lộc Môn Xử Chân3/ Thiền Sư Việt Châu Kiều Phong

2/ Thiền sư Long Nha Cư Độn

2/ Thiền Sư Vân Cư Đạo Ưng 雲居道膺 (?-902)

2/ Thiền Sư Khuôn Nhân Sơ Sơn 疎山匡仁 (837-909)

3/ Thiền Sư Đồng An Đạo Phi 同安道丕

4/ Thiền Sư Đồng An Quán Chí 同安觀志

5/ Thiền Sư Lương Sơn Duyên Quán 梁山緣觀

6/ Thiền sư Thái Dương Cảnh Huyền 大陽警玄 (943-1027)

7/ Thiền Sư Đầu Tử Nghĩa Thanh 投子義青 (1032-1083)

8/ Thiền Sư Phù Dung Đạo Khải 芙蓉道楷 (1043-1118)

9/ Thiền Sư Đan Hà Tử Thuần 丹霞子淳 (1064-1119)

10/ Thiền Sư Hoằng Trí Chính Giác 宏智正覺 (1091-1157)11/ Thiền Sư Tự Đắc Huệ Huy 自得慧暉 (1097-1183)12/ Thiền Sư Minh Cực Huệ Tộ13/ Thiền Sư Đông Cốc Minh Quang14/ Thiền Sư Trực Ông Đức Cử15/ Thiền Sư Đông Minh Huệ Nhật --> Truyền Tào Động Tông-Phái Hoằng Trí sang Nhật15/ Thiền Sư Vân Ngoại Vân Tụ16/ Thiền Sư Đông Lăng Vĩnh Dư --> Truyền Tào Động Tông-Phái Hoằng Trí sang Nhật10/ Thiền Sư Chân Yết Thanh Liễu 真歇清了 (1090-1151)11/ Thiền Sư Thiên Đồng Tông Giác 天童宗珏 (1091-1162)12/ Thiền Sư Tuyết Đậu Trí Giám 雪竇智鑑 (1105-1192)13/ Thiền Sư Thiên Đồng Như Tịnh 天童如淨 (1162-1228)14/ Thiền Sư Đạo Nguyên Hi Huyền 日本道元 (1200-1253)-> Truyền Tào Động Tông Nhật Bản

9/ Thiền Sư Lộc Môn Tự Giác 鹿門自覺 (? - 1117) [3]

10) Thiền Sư Phổ Chiếu Nhất Biện 普照一辯 (1081-1149)

11) Thiền Sư Đại Minh Tăng Bảo 靈巖僧寶 (1114-1171)

12) Thiền Sư Vương Sơn Tăng Thế 玉山師體 (?-?)

13) Thiền Sư Tuyết Nham Như Mãn 雪巖慧滿 (?- 1206)

14) Thiền Sư Vạn Tùng Hành Tú 萬松行秀 (1166-1246)

15) Thiền Sư Tuyết Đình Phúc Dụ 雪庭福裕 (1203-1275)

16) Thiền Sư Linh Ản Văn Thái 靈隱文泰 (?-1289)

17) Thiền Sư Hoàn Nguyên Phúc Ngộ 還源福遇 (1245-1313)

18) Thiền Sư Thuần Chuyết Văn Tài 淳拙文才 (1273-1352)

19) Thiền Sư Tùng Đình Tử Nghiêm 松庭子嚴(1323-1392)

20) Thiền Sư Ngưng Nhiên Liễu Cải 凝然了改 (1335-1421)

21) Thiền Sư Diện Tông Bản --> Tào Động Tông Hàn Quốc

21) Thiền Sư Câu Không Khế Bân 俱空契斌 (1383-1452)

22) Thiền Sư Vô Phương Khả Tùng 無方可從 (1420-1483)

23) Thiền Sư Nguyệt Chu Văn Tải 月舟文載 (1452-1524)

24) Thiền Sư Đại Chương Tông Thư 宗鏡宗書 (1500-1567)

25) Thiền Sư Uẩn Không Thường Trung 蘊空常忠 (1514-1588)

26/ Thiền Sư Vô Minh Tuệ Kinh 無明慧經(1548-1618) -> Thọ Xương Pháp Phái27/ Thiền Sư Bác Sơn Nguyên Lai (dòng Bác Sơn) 博山元來 (博山糸) (1575-1630)28/ Thiền Sư Tuyết Quang Đạo Ngân (1585-1637)28/ Thiền Sư Tung Ngũ Đạo Mật (1588- 1658)29/ Thiền Sư Nam Am Đại y (1617- 1683)30/ Thiền Sư Tử Thành Truyền Toại (1632- 1660)30/ Thiền Sư Nghĩa Vân Hưng Triệt (1635- ?)30/ Thiền Sư Cổ Nham Hưng Hoàn30/ Thiền Sư Đồng Truyền Cầu Dục (1638- 1685)29/ Thiền Sư Linh Thụy Hoằng Đàm (1602- 1671)29/ Thiền Sư Sơn Dữu Hoằng Năng29/ Thiền Sư Linh Diễm Hoằng Chúc (1610- 1683)29/ Thiền Sư Phá Nham Hoằng Kế (1605- 1688)30/ Thiền Sư Từ Hiền Hưng Kỳ28/ Thiền Sư Không Ẩn Tông Bảo (1600- 1661)27/ Thiền Sư Hối Đài Nguyên Cảnh (1577-1630)28/ Thiền Sư Giác Lãng Đạo Thịnh29/ Thiền Sư Khoát Đường Đại Văn30/ Thiền Sư Tâm Việt Hưng Thù --> Truyền Tào Động Tông sang Nhật29/ Thiền Sư Trúc Am Đại Thành.27/ Thiền Sư Vĩnh Giác Nguyên Hiền(dòng Cổ Sơn) 鼓山元賢 (鼓山糸) (1578-1657)28/ Thiền Sư Duy Tĩnh Đạo An (1617- 1688)28/ Thiền Sư Vi Lâm Đạo Bái29/ Thiền Sư Hằng Đào Đại Tâm (1652- 1728)30/ Thiền Sư Biến Chiếu Hưng Long31/ Thiền Sư Thanh Thuần Pháp Hậu32/ Thiền Sư Đông Sơn Giới Sơ33/ Thiền Sư Đạo Nguyên Nhất Tín34/ Thiền Sư Liễu Đường Đỉnh Triệt

25) Thiền Sư Huyễn Hữu Thường Thuận 幻休常潤 (?-1585)

26) Thiền Sư Từ Chu Phương Niệm 慈舟方念 (?-1594)

27) Thiền Sư Trạm Nhiên Viên Trừng 雲門圓澄 (1561-1626)

28) Thiền Sư Thạch Vũ Minh Phương (1593-1648)

29) Thiền Sư Thiên Ngu Tịnh Bảo (1609- 1675) 29) Thiền Sư Viễn Môn Tịnh Trụ (1601- 1654)29) Thiền Sư Vị Trung Tịnh Phù

28) Thiền Sư Tam Nghi Minh Vu (1599-1665)

29) Thiền Sư Đa Phúc Tịnh Khải (?- 1674)29) Thiền Sư Tam Tật Tịnh Phủ (?- 1660)

28) Thiền Sư Nhĩ Mật Minh Phục (1591-1642)

28) Thiền Sư Thụy Bạch Minh Tuyết 瑞白明雪 (1584-1641)

29) Thiền Sư Phan Quang Tịnh Xán (1600-1658)

29) Thiền SƯ Cửu Mặc Đại Âm (1593- 1642)

29) Thiền Sư Cô Nhai Tịnh Thông (1591- 1647)

29) Thiền Sư Nguyên Khiết Tịnh Oánh (1612- 1672)

29) Thiền Sư Vân Tông Tịnh Nột (1610- 1673)

29) Thiền Sư Ban Nhã Tịnh Lữ (1607-1669)

29) Thiền Sư Phá Ám Tịnh Đăng

30) Thiền Sư Cổ Tiều Trí Tiên

29) Thiền Sư An Kiết Tử Mai Tịnh Chu (?-?)

30) Thiền Sư Phượng Hoàng Nhất Cú Trí Giáo 一句智教 (?-?)

Truyền Thừa Tại Việt Nam

Miền Bắc

31. Thiền Sư Thông Giác Thủy Nguyệt, Đạo Nam Quốc Sư [4] (1637 - 1704)

32. Thiền Sư Chân Dung Tông Diễn, Đại Tuệ Quốc Sư, Nhục Thân Bồ Tát Đại Thừa (1640 - 1711)

33. Thiền Sư Từ Sơn Hành Nhất (1681-1737)

34. Thiền Sư Tính Chúc Đạo Chu (1698- 1775)

35. Thiền Sư Hải Điện Mật Đa

36. Thiền Sư Khoan Dục Phổ Chiếu

37. Thiền Sư Thanh Đàm Minh Chính

Miền Trung

29. Thiền Sư Thạch Liêm Đại Sán.

Miền Nam

47. Thiền Sư Duy Lực Giác Khai(Thích Duy Lực)